Cấu trúc nội dung tối ưu SEO cho WordPress

Site Architecture tối ưu SEO - Cấu trúc nội dung tối ưu SEO trên WordPress là công việc quan trọng cần thực hiện ngay từ đầu trước khi xây dựng nội dung.

Cấu trúc nội dung tối ưu SEO cho WordPress

Thiết lập cấu trúc nội dung trong WordPress là công việc quan trọng, nên bắt đầu ngay trước khi xây dựng nội dung, vì nếu không thực hiện tốt ngay từ đầu, mọi thay đổi về sau có thể ảnh hưởng tới SEO.

1. WordPress Site Architecture

Trong WordPress, ngoài các loại Website như Landing Pages hay trang giới thiệu công ty (Business/ Agency)… thì với các website dạng blog, tin tức, shop bán hàng hay các website chú trọng xây dựng content marketing, phần chủ đạo của nội dung bao gồm nhiều Category (Danh mục) và Post (Bài viết/ Sản phẩm, Tour du lịch, …).

Chúng ta có thể thấy cấu trúc nội dung phổ biến của một Website WordPress qua hình dưới:

Cau truc Noi dung chuan SEO Cấu trúc nội dung tối ưu SEO

Ở đây cần chú ý về cấu trúc nội dung trên WordPress:

  • Pages: trang (page) trên WordPress có thể trạo các trang con (sub-page).
  • Posts: bài viết (post) thì được tổ chức theo cấu trúc danh mục (category) trong đó danh mục còn có danh mục con (sub-category).
  • Tag – là công cụ tạo mỏ neo giữa các bài viết, khác với category, tag không được phân cấp, tức không có sub-tag.

Tham khảo:

Phân biệt Post và Page, Custom Post Type, Category, Tag và Custom Taxonomy

Dùng Flat Site Structure cho WordPress

Theo các tiêu chuẩn về tối ưu trải nghiệm người dùng trên Website (Web User Experience/ Web UX) thì việc phân cấp nội dung không nên quá sâu, tức người dùng không nên phải thực hiện 3 -> 4 lần click mới trở về được trang gốc từ các trang con bên trong.

Việc phân cấp quá sâu không chỉ ảnh hưởng đến UX mà còn gây khó cho Search Engine (Google Bot, Bing Bot) trong việc dò tìm – đánh chỉ mục nội dung của các trang bên dưới. Ví dụ như dạng cấu trúc kiểu này:

pages several clicks Cấu trúc nội dung tối ưu SEO

Cấu trúc tối ưu nhất cho SEO gọi là cấu trúc phẳng/ nông (Flat Site Structure), như hình dưới, ở đây mỗi page hoặc category chỉ có một tầng sub-page, sub-category:

interlinking site architecture Cấu trúc nội dung tối ưu SEO

Chú trọng xây dựng Internal Links

Sau khi đã có cấu trúc ổn, khi xây dựng nội dung ta còn cần lưu ý đến việc xây dựng liên kết nội (Internal Links), tức liên kết chéo giữa các bài viết với nhau nhằm đạt được 2 mục đích:

  • Tạo cấu trúc link liền mạch giúp bot của Search Engine có thể nhanh chóng dò tìm và index toàn bộ các trang có trên Website, cập nhật các thay đổi nhanh nhất nếu có.
  • Tối ưu trải nghiệm người dùng, giúp người dùng truy cập các nội dung liên quan với nhau trên Website và giữ người dùng ở lại website càng lâu càng tốt.

internal linking Cấu trúc nội dung tối ưu SEO

Sử dụng liên kết nội cũng nhằm thông báo cho Search Engine biết các trang nào là Cornerstone Content (nội dung nền tảng – quan trọng đại diện cho website) đây là các nội dung được nhiều trang web trên website link tới nhất, việc này giúp chúng ta đạt được mục đích SEO theo chủ đề mong muốn:

cornerstone content 1 Cấu trúc nội dung tối ưu SEO

Việc tạo liên kết nội bộ giữa các bài viết, trang trên WordPress thực hiện rất dễ dàng khi soạn thảo/ chỉnh sửa nội dung. Đặc biệt khi dùng các plugin SEO chuyên nghiệp như SEOPress, Yoast SEO, Rank Math SEO thì chúng còn hỗ trợ thêm bằng cách gợi ý các trang có nội dung liên quan để tạo nhanh liên kết nội.

2. Lưu ý về Cơ chế tạo Page ‘khó kiểm soát’ trong WordPress

WordPress – hoạt động như một cỗ máy xuất bản nội dung, vì thế, mỗi hoạt động tạo Post, Page, Category, Tags.. đều sinh ra những trang liên quan mà rất nhiều người dùng không hề nghĩ tới.

Cứ mỗi khi bạn tạo một Category, thì một trang sinh ra để hiển thị các bài viết của Category đó.

Moi Category co mot Page rieng Cấu trúc nội dung tối ưu SEO

Tag cũng vậy, mỗi Tag được tạo, WP sẽ sinh ra một Page riêng để hiển thị các bài viết  có đính Tag đó.

Nếu bạn có một bài viết ” Top 10 dịch vụ Hosting đang dùng”, trong đó bạn dùng 10 Tag như Godaddy, HawkHost, StableHost, AZDIGI, SiteGround, A2Hosting… … thì WP sẽ tự động tạo ra 10 Page để hiển thị các bài viết có đính 10 Tag đó.

Dung Tag chinh Cấu trúc nội dung tối ưu SEO
Mỗi Tag sẽ tạo ra một trang riêng để hiển thị

Vậy, bất kể khi tạo Category hay Tag,… nếu dùng tùy hứng sẽ khiến WP tạo ra rất nhiều Page không cần thiết, rồi sau đó sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác.

Việc sinh ra quá nhiều Page sẽ khiến Database của bạn phình ra – chưa kể các cỗ máy tìm kiếm như Google, Bing… sẽ Index các Page đó.

Nếu Page có nội dung tốt thì không sao, nhưng nếu Page sinh ra chỉ có 1 vài bài viết nội dung ít ỏi thì sẽ làm mất điểm SEO.

Nên nhớ, khi Google Index một trang, nó sẽ đánh giá về ‘chất lượng’ của trang đó, và nếu site của bạn có nhiều pages ‘kém chất lượng’ được Google ghi nhận – nó sẽ ảnh hưởng đến ‘chất lượng’ của toàn bộ Website.

Như vậy, bạn cần hiểu rõ vai trò và tác dụng của Category và Tag trước khi quyết định tạo một category hay tag cho bài viết.

Sử dụng Category hợp lý

Category là danh mục – nơi tập hợp các post với nội dung khác nhau nhưng đều thuộc một chủ đề chính – chủ đề này là một mảng trong nội dung toàn thể của Website.

Category VHW Cấu trúc nội dung tối ưu SEO

 

Chú ý post ở đây có thể là bài viết (blog) – sản phẩm hoặc các dạng Custom Post Type như Tour du lịch, Khách sạn, nhà hàng hay sản phẩm bất động sản …. nên Category có thể là danh mục nội dung blog, danh mục Sản phẩm của Shop bán hàng (ví dụ Giày chạy bộ, Giày lười,…) , danh mục các địa Tour du lịch (ví dụ Du lịch châu Âu, Du lịch Hàn Quốc…) …

Mỗi category ta có thể tạo nhiều sub-category (danh mục con), và có thể tiếp tục phân cấp cho sub-category.

Chúng ta cần lưu ý đến việc sử dụng Category hợp lý:

  • Không tạo sẵn category cho các nội dung bạn chỉ mới dự định viết, vì ngay khi bạn tạo category, WordPress sẽ sinh ra các trang tương ứng với nội dung rỗng và Google sẽ dò tìm đánh chỉ mục chúng, bước đầu sẽ đánh giá là ‘thin content’ (nội dung mỏng) – không tốt cho SEO. Chỉ tạo category khi bạn đã có sẵn 2 bài viết trở lên dành riêng cho category đó.
  • Không phân cấp Category quá nhiều tầng: tức là không tạo danh mục cháu/ danh mục chắt (hehe). Thay vì phân cấp danh mục quá nhiều tầng, bạn nên tách các danh mục ra thành nhiều danh mục con thôi.
  • Không đưa post vào quá nhiều category: thực tế nếu một bài viết mà bạn có thể bỏ vào 3, 4 danh mục khác nhau, thì nhiều khả năng là việc xây dựng danh mục của bạn chưa tốt, tức bạn hoàn toàn có thể gộp một vài category trong đó thành một category duy nhất.

Sử dụng Tag hợp lý

Tag chính là mỏ neo – kết nối các bài viết theo chủ đề khác nhau nhưng có một mẩu thông tin giống nhau.

Tag hiện nay không còn tác dụng trong SEO mà nó là tính năng liên quan đến UX – trải nghiệm người dùng, tag là để giúp người dùng truy xuất các nội dung có chung một phần thông tin cụ thể.

Tao Tag Cấu trúc nội dung tối ưu SEO

Tag trong WordPress Cấu trúc nội dung tối ưu SEO

Ví dụ, bạn dùng Tag Godaddy trong các bài viết về domain, hosting và cả vps vì Godaddy có cả 3 mảng này, rồi trong hosting lại có bài hướng dẫn dùng hosting Godaddy và bài tin khuyến mãi hosting Godaddy….

Người dùng có thể nhấp vào Tag Godaddy để xem mọi bài viết có đề cập đến Godaddy. Tuy nhiên bạn lưu ý, các bài viết này chỉ liên quan nhau ở chỗ có đề cập đến Godaddy, chứ không hề có chung một chủ đề chính. Ví dụ:

  • Bài Khuyến mãi Hosting Godaddy thì nằm trong chủ đề (Category): Tin khuyến mãi Hosting
  • Bài Khuyến mãi Domain ………………: Tin khuyến mãi Domain
  • Bài Các dịch vụ Hosting tốt nhất cho WordPress (có đề cập Godaddy) thì nằm trong chủ đề Đánh giá Hosting…

Chỉ tạo tag nếu nó xuất hiện trên 2 bài viết trở lên. Vì nếu tag chỉ có trên một bài viết thì vai trò ‘mỏ neo’ của nó không còn nữa.

Hiện nay đa số các plugin SEO sẽ tự động chặn index cho tags, vì tag không được Google, Bing xem là yếu tố để xếp hạng từ khoá.

3. Xử lý vấn đề Thin-Content

Thin Content (nội dung mỏng) sẽ khiến Google đánh giá thấp chất lượng của trang web (low-quality content), nếu có quá nhiều trang như vậy thì sẽ tác động đáng kể tới SEO.

Thin Content trên website được xác định là:

  • Các nội dung tự động sinh ra, ví dụ Media Attach Pages
  • Các nội dung copy từ trang web khác
  • Các nội dung trùng lặp (duplicate content), ví dụ các trang archive pages như category, tag, author… với số lượng bài viết quá ít và không có nội dung mô tả
  • Các trang có nội dung quá ngắn, nội dung quảng cáo, tiếp thị…

Thin content không phải là vấn đề nếu chúng không xuất hiện quá nhiều trên Website. Để tránh quá nhiều trang bị Google đánh giá là thin content, ta có thể chọn 3 giải pháp xử lý đối với các trang có nội dung mỏng:

  • Nâng cấp thêm nội dung: đây là giải pháp tốt nhất, bạn có thể viết thêm thông tin, thêm hình ảnh, video nếu có thể cho các trang ít nội dung (ví dụ một số trang như About, Contact, có nội dung ngắn nhưng cũng nên viết đàng hoàng, tránh bỏ trống hoặc dùng nội dung mẫu). Với các bài viết ngắn, chúng ta có thể viết thêm thông tin, ví dụ minh hoạ, bổ sung hình ảnh, video, link tham khảo từ các nguồn khác. Với các danh mục có quá ít bài viết, hãy xem xét bổ sung thêm một số bài viết cho nó.
  • SEO Redirect: đây là lựa chọn trong trường hợp bạn không muốn nâng cấp nội dung, chúng ta sẽ chuyển hướng (301) bài viết mỏng sang các bài viết khác, có chất lượng cao hơn, lúc này các chỉ số SEO sẽ tính trên bài viết đích. Nếu trang thin content không còn cần thiết nữa, bạn cũng có thể xoá luôn bài viết cũ và dùng tính năng 301 Redirect để chuyển hướng URL sang bài viết mới – tránh lỗi 404.
  • Non-index: tuỳ chọn non-index sẽ thông báo cho Google, Bing không đánh chỉ mục trang này, lựa chọn này phù hợp trong trường hợp bạn muốn người đọc vẫn truy cập được trang thin-content, nhưng không muốn nó ảnh hưởng tới SEO.

SEO Redirect và No-Index có thể thực hiện dễ dàng trên các plugin SEO chuyên dụng như SEOPress, Yoast SEO hay Rank Math.

Xử lý Duplicate Content trên Archive Pages

Archive Pages là các trang category, author… hiển thị danh sách bài viết trong danh mục hoặc theo tác giả, theo ngày tháng…

Ví dụ, khi chúng ta tạo một Category thì WP sẽ sinh ra một trang để hiển thị danh sách các bài viết trong Category đó (thường là tiêu đề – ảnh featured + nội dung trích dẫn).

Page này hầu như chứa bản tóm tắt của các bài viết – tức là nội dung sẽ trùng lặp (duplicate content) một phần với nội dung đầy đủ của từng bài viết – do đó nếu danh mục có quá ít bài viết thì Google sẽ đánh giá không cao về chất lượng của Page này.

Vậy nên, chúng ta nên thêm nội dung cho Category (Category Description) chứ không nên bỏ trống – phần nội dung chúng ta thêm sẽ hiển thị ngay phía trên danh sách các bài viết!

Them nội dung cho Category

Không cần quá nhiều, chỉ cần tóm tắt thật xúc tích về nội dung chủ đạo của Category. Ví dụ bạn hãy xem phần nội dung Category Tutorials của WPbeginner.com:

Category Cấu trúc nội dung tối ưu SEO

 

Nếu bạn đầu tư cho việc này, có thể giúp cho Category đó Rank lên TOP như một trang bất kỳ nào khác!

Category là một chủ đề lớn của Website – nó chứa các từ khóa có lượng tìm kiếm đáng kể, nên Category này Rank lên TOP thì kéo theo lượng người truy cập sẽ rất lớn. Và Category tổng hợp một lượng lớn nội dung bài viết nên nếu nó lên TOP thì sẽ trụ được rất lâu!

Ví dụ Category “WordPress Tutorials” của Thạch Phạm blog, nó chiếm vị trí số 1 khi tìm kiếm từ khóa ‘hướng dẫn WordPress‘, dù nội dung đã không được cập nhật nhiều năm qua:

SEO Category

Đối với trang tác giả (Author page), nếu blog chỉ có 1 tác giả, thì ta có thể chọn non-index cho nó, còn nếu có nhiều tác giả, ta có thể nâng cấp thêm nội dung cho mỗi trang bằng cách thêm nội dung mô tả – hình ảnh/ avatar cho mỗi tác giả.

Riêng với các trang sinh ra bởi Tag (Tag page), các plugin SEO có tính năng tự động chỉ định non-index, nên ta không phải lo về chúng.

Qua bài viết, hi vọng các bạn hiểu rõ hơn về cách xây dựng cấu trúc nội dung Website WordPress tối ưu SEO, cũng sử dụng hợp lý Category và Tag để tránh các tác động tiêu cực tới SEO và giúp người dùng có thể tiếp cận nội dung trên website một cách nhanh chóng.

Scroll to Top