3 cách trỏ domain về hosting & vps nhanh nhất

Trong bài này, WPVUI sẽ giới thiệu 3 cách trỏ domain về hosting & vps, hiệu quả mỗi cách không khác biệt nhưng có sự tiện lợi riêng đối với từng trường hợp. Cùng tìm hiểu nhé!

Trỏ domain về Hosting

Trỏ domain về Hosting, hiểu nôm na là thực hiện kết nối domain với máy chủ đó (Hosting) qua địa chỉ IP của máy chủ. Cả domain và IP của Hosting đều là duy nhất trên internet, tức không thể có 2 domain giống nhau, cũng không thể có 2 máy chủ có cùng địa chỉ IP trên môi trường mạng.

Nguyên tắc kết nối giữa domain & hosting

Để Domain và Hosting kết nối được với nhau thì phải khai báo cả 2 với một dịch vụ gọi là DNS (Domain Name System) – tức hệ thống phân giải tên miền.

Nếu đã khai báo domain và IP của hosting với một dịch vụ DNS, thì khi người dùng nhập domain, trình duyệt web sẽ truy vấn mạng lưới DNS toàn cầu và kết nối được tới dịch vụ DNS có thông tin domain, DNS này sẽ phản hồi lại chính xác địa chỉ IP của hosting, nhờ đó trình duyệt sẽ truy cập tới máy chủ chứa website và tải trang web.

how DNS works trỏ domain về host,trỏ tên miền về hosting

Trỏ domain về hosting, cơ bản là khai báo domain & ip của hosting với một dịch vụ DNS, theo 2 bước sau:

  1. Chỉ định domain dùng dịch vụ DNS nào, bằng cách khai báo các NS record (NameServers record, ví dụ ns1.azdigi.com, ns2.azdigi.com,…) của dịch vụ DNS đó trong phần Nameservers của trang quản lý domain.
  2. Khai báo Hosting (IP) trên dịch vụ DNS mà domain đã chỉ định bằng cách tạo các DNS record (A record, CNAME record…).

Như vậy, mấu chốt của việc trỏ domain về hosting là bạn chọn dùng dịch vụ DNS nào. Thông thường, cả nhà cung cấp domain lẫn hosting đều có dịch vụ DNS riêng, ngoài ra còn có các dịch vụ DNS chuyên dụng bên ngoài (gọi là DNS trung gian như DNS Cloudflare, KeyCDN, MaxCDN…)

Vậy nên mới có 3 trường hợp trỏ domain, hay 3 cách:

  • Cách 1: dùng DNS của nhà cung cấp domain
  • Cách 2: dùng DNS của nhà cung cấp hosting
  • Cách 3: dùng DNS trung gian, đây là DNS độc lập với nhà cung cấp hosting hay domain, cũng là phương thức được khuyên dùng nhất.

Ta sẽ ví dụ cụ thể từng trường hợp:

1. Trỏ domain bằng cách dùng DNS của domain

Mỗi nhà cung cấp domain như Godaddy, Namecheap, Namesilo,… đều có dịch vụ DNS riêng. Thông thường, khi mua domain, thì mặc định ban đầu domain đó sẽ chọn dùng DNS luôn của nhà cung cấp domain đó.

Để kiểm tra, truy cập mục quản lý domain (Manage domain), xem ở phần Nameservers ta sẽ thấy lựa chọn là default, với các NS records riêng của nhà cung cấp domain. Ví dụ trong hình là domain ở Namecheap:

Namecheap DNS trỏ domain về host,trỏ tên miền về hosting Hay domain mua trên Porkbun:

porkbun dns trỏ domain về host,trỏ tên miền về hosting

Vì domain mặc định sẽ được chỉ định sẵn dùng DNS của chính nhà cung cấp domain, nên nếu không chọn dùng DNS khác, thì công việc còn lại chỉ là khai báo IP của Hosting cho DNS đó.

Để khai báo IP của Hosting cho DNS của domain, ta truy cập vào phần DNS trên mục quản lý domain (Manage Domain), ví dụ trên Namecheap đó là phần Advanced DNS:

tro domain namecheap trỏ domain về host,trỏ tên miền về hosting

Ta khai báo IP của hosting với DNS đã chọn bằng cách tạo 2 DNS record:

  • A Record: với giá trị (Value) là địa chỉ IP của hosting/vps, còn phần Host có thể bỏ trống hoặc nếu buột phải thêm thì thường nhập @ như hình trên.
  • CNAME Record: CNAME là khai báo các sub domain, ở đây ta khai báo một sub domain là phần mở rộng www như hình trên, giá trị của CNAME là domain chính.

Sau khi khai báo xong, thường vài giờ sau mọi thứ mới được cập nhật, lúc này ta gõ tên miền sẽ trỏ đúng về hosting.

Tương tự với Namecheap, nếu bạn mua domain từ các dịch vụ khác, như Porkbun, thì cũng vào phần DNS để khai báo A record và CNAME record:

porkbun ns trỏ domain về host,trỏ tên miền về hosting

2. Trỏ domain dùng DNS của hosting

Khi mua hosting (shared hosting cPanel) , thì IP của hosting đã được khai báo sẵn trên DNS của chính dịch vụ hosting đó (trong phần Zone Editor trên cPanel):

zone editor trỏ domain về host,trỏ tên miền về hosting

Nên nếu chúng ta muốn dùng luôn DNS này, chỉ cần làm bước còn lại: chỉ định domain dùng DNS của hosting.

Để chỉ định domain dùng DNS của hosting (thay vì default DNS của domain) thì ta chỉ cần đổi lựa chọn ở phần Nameservers của domain.

Ví dụ trên Namecheap, trong phần Manage Domain, ở Nameservers ta sẽ chọn Custom DNS rồi nhập 2 NS records của hosting (ví dụ trong hình là của AZDIGI), lưu lại là xong:

azdigi dns trỏ domain về host,trỏ tên miền về hosting

Ở trên áp dụng cho dịch vụ Hosting (dùng cPanel hoặc DirecAdmin để làm Control Panel quản lý), nếu Hosting là VPS thì mọi chuyện phức tạp hơn một xíu, bạn cần khởi tạo (miễn phí) dịch vụ DNS của VPS, rồi sau đó thêm các DNS records (A record, CNAME record) vào y hệt những cái có sẵn trên cPanel, sau đó chỉ định domain dùng DNS của VPS tương tự như trên.

Với VPS, ta nên trỏ domain bằng cách 3 – dùng DNS trung gian của CloudFlare cho tiện.

 

3. Trỏ domain dùng DNS trung gian

Nếu dùng DNS trung gian, như CloudFlare DNS, Premium DNS của Namecheap, DNS của KeyCDN, MaxCDN… thì cả domain lẫn hosting đều chưa được khai báo với DNS này, nên cần thực hiện cả 2 bước để kết nối domain và hosting qua DNS trung gian:

  1. Chỉ định domain dùng DNS trung gian: bằng cách khai báo các NS records của DNS trung gian trên mục Nameservers của domain (chọn Custom DNS).
  2. Khai báo IP của hosting cho DNS trung gian: bằng cách tạo A record (trỏ về IP của hosting) và CNAME record (www) trên DNS trung gian.

Ví dụ, nếu dùng DNS của CloudFlare, sau khi đăng ký tài khoản CloudFlare (miễn phí), ta sẽ chọn Add Website để đăng ký dùng DNS cho Website này.

Sau đó thực hiện 2 bước nói trên.

Bước 1: chỉ định domain dùng DNS của CloudFlare

Ví dụ trên domain Namecheap, mục Nameservers bạn chọn Custom DNS rồi nhập thông tin NS records của Cloudflare để chỉ định domain dùng DNS của Cloudflare:

dns cloudflare trỏ domain về host,trỏ tên miền về hosting

Bước 2 – Khai báo IP của Hosting/ VPS cho DNS CloudFlare

Ở đây ta cần khai báo 2 record trong mục DNS của Website trên Cloudflare:

  • A Record: trỏ về IP của hosting/ vps
  • CNAME record: khai báo cho sub-domain www

dns cl trỏ domain về host,trỏ tên miền về hosting

 

Nếu bạn chọn dùng dịch vụ bộ nhớ đệm CDN của CloudFlare thì để nguyên đám mây vàng (Proxied) ở cạnh mỗi record, còn không thì tắt đi. Thường chỉ nên dùng CDN nếu hosting quá yếu hoặc quá xa người dùng (ví dụ mua hosting có location ở tận Mỹ nhưng người dùng chủ yếu ở VN).

Xong!

Dù có 3 cách trỏ domain về hosting, nhưng ưu điểm nhất vẫn là dùng DNS trung gian của CloudFlare – CloudFlare DNS có sự ổn định cao và tốc độ phản hồi nhanh trên toàn cầu, lại hoàn toàn miễn phí, kèm tùy chọn bật/ tắt CDN free, chứng chỉ SSL free (Flexible SSL) hay dịch vụ Email routing (sẽ giới thiệu thêm sau này).

Hiện nay CloudFlare cũng bắt đầu bán domain, với phí đăng ký và gia hạn rất tốt so với các nhà cung cấp domain lâu năm như Godaddy hay Namecheap.

Nếu bạn mua domain của CloudFlare, thì nó sẽ tự động khai báo với DNS CloudFlare luôn, lúc này chỉ cần vào mục DNS để chỉnh A record về IP của hosting là đã trỏ domain thành công!

Cách kiểm tra trỏ domain đã đúng chưa

Để xác định địa chỉ IP của website (xem trỏ domain về hosting có chính xác/ đã có hiệu lực chưa) thì bạn có thể dùng dịch vụ Check-Host của trang check-host.net, nhập domain cần kiểm tra:

thuythu vps trỏ domain về host,trỏ tên miền về hosting

Ở đây còn có tính năng ping để kiểm tra tốc độ kết nối hosting từ nhiều khu vực khác nhau trên thế giới nữa:

ping trỏ domain về host,trỏ tên miền về hosting

Xong!

Như vậy bạn đã biết trỏ domain về hosting hoặc vps theo 3 cách khác nhau, đây là bước đầu tiên khi tạo một website, ở các bài hướng dẫn tiếp theo, ta tiến hành tạo Website trên Hosting (Add domain) và cài chứng chỉ bảo mật Let’s Encrypt SSL cho Website.

5 1 vote
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest

2 Comments
Newest
Oldest
Inline Feedbacks
Xem tất cả
Vien
Guest
Vien
1 year ago

Em thấy trên Digitalocean cũng có DNS, dùng như thế nào nhỉ, so với Cloudflare thì cái nào tốt hơn?

2
0
Thảo luậnx
Scroll to Top