Cấu hình Permalink tối ưu SEO cho WordPress

Làm thế nào để cấu hình Permalink tối ưu SEO cho WordPresss? Nên chọn công thức URL nào? Những lưu ý khi thực hiện để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến SEO.

Cấu hình Permalinks WordPress

Cấu trúc Permalinks cho WordPress cũng là công việc cần thực hiện ngay từ đầu, trước khi bắt tay vào xây dựng nội dung.

1. Permalinks là gì?

Permalink hay Permanent Link – tức đường dẫn lâu dài/ vĩnh viễn.

Thiết lập Permalink tức là chỉ định một cấu trúc đường dẫn mặc định cho mọi nội dung (Pages/ Posts/ Media..) trên Website.

Cấu trúc đường dẫn này có thể thay đổi bằng cách thiết lập lại Permalink – tuy nhiên sau đó, nếu click vào đường link theo cấu trúc cũ – sẽ không thể tìm thấy nội dung tương ứng và dẫn đến lỗi 404 (Page Not Found).

 

Permalinks là gì

 

Thiết lập Permalink phải được tiến hành ngay từ đầu – những thay đổi sau này sẽ tạo ra vô số lỗi 404, làm rớt thứ hạng SEO nhanh chóng.

Lúc đó ta phải dùng các kỹ thuật để Redirect đường dẫn cũ sang đường dẫn mới tương ứng, việc này chỉ đơn giản nếu nội dung của Website ít, vì hầu như không có cách nào để làm việc này tự động mà vẫn giữ được mọi thứ trơn tru và không phát sinh các lỗi ngoài ý muốn!

2. Cách thiết lập Permalink trong WordPress

Trong WordPress, mặc định sau khi cài đặt thì Permalink là dạng ID, tức mỗi page và post, tag, media… sẽ có link gắn với ID của chúng, như bên dưới:

Permalinks mặc định của WordPress

 

Có nhiều tùy chọn gợi ý sẵn như hiển thị theo ngày/ tháng + tiêu đề, hay theo số thứ tự…. Hoặc chúng ta có quyền tùy chỉnh theo ý muốn ở phần Custom Structure bằng cách kéo các tag liên quan bỏ vào.

Nói tóm lại, WordPress có vẻ cho phép người dùng thả ga sáng tạo với Permalinks, nhưng trong trường hợp này sự tự do đó chỉ mang đến hậu quả xấu.

Vì cấu trúc Permalinks là một trong những yếu tố tác động lớn đến SEO!

3. Chọn đường dẫn Permalinks thân thiện với SEO

Đường dẫn được xem là thân thiện với SEO – tức là giúp cho các Bot tìm kiếm dễ dàng đánh chỉ mục nội dung và xác định được từ khóa – tức trọng tâm của nội dung.

Đường dẫn càng dài càng và chứa các chữ số (như thứ tự hay ID của post/ page, ngày tháng…)  gây khó khăn cho các Bot tìm kiếm, chưa kể, ô địa chỉ của trình duyệt cũng sẽ không thể hiển thị hết đường dẫn – và người dùng nhìn vào có thể không thấy được toàn bộ đường link!.

Cấu trúc Permalinks theo ID, số thứ tự, ngày tháng được xem là “Ugly” – rất kém thân thiện với SEO và một bài viết hay một trang phải có link thể hiện nội dung chủ đạo của nó!

Ugly Permalinks Permalink tối ưu SEO

 

Trước đây (từ 2017 về trước) hầu hết chuyên gia SEO WordPress ưu chuộng kiểu permalinks gồm: Tên miền/ Danh mục/ Bài viết, bạn có thể thấy cấu trúc này ở thachpham.com, ngocdenroi.com hay vuihocweb.com, ….

Đường dẫn cũ - không tốt cho SEO

Tuy nhiên, từ 2018 trở đi, việc chọn cấu trúc đường dẫn được ưu tiên ‘ngắn gọn’ nhất, do đó Permalink tối ưu là Tên miền/ Title …

Tức là mọi nội dung đều có liên kết bao gồm Tên miền rồi tới Tiêu đề, không bỏ danh mục vào Permalink nữa.

Như hình bên dưới là Permalinks khuyên dùng – tốt cho SEO nhất hiện nay:

Permalinks tối ưu SEO

Vậy làm sao biết Bài viết nằm ở Danh mục nào?

Cái này đơn giản, vì WordPress có hỗ trợ Breadcrumb – hiển thị thông tin đường dẫn đầy đủ bao gồm danh mục chứa bài viết.

Các themes WordPress đa số cũng có tùy chọn hiển thị Danh mục của Bài viết.

Chưa kể nếu theme, plugin hỗ trợ bật tính năng Breadcrumbs thì đường dẫn cụ thể sẽ hiển thị cho người dùng thấy, mặc dù nó không hiển thị trên link.

Duong dan chuan SEO Permalink tối ưu SEO

Vậy nên chúng ta chẳng cần phải hiển thị Danh mục trên đường link nữa!

Tại sao các blog kia không đổi lại Permalinks cho ngắn gọn?

Nếu đổi đơn giản thì các blog đó đã đổi rồi, vấn đề như đã nói ở trên: đổi Permalinks sẽ tạo ra một đống lỗi 404.

Các bài viết với Permalink cũ đã được Google, Bing đánh chỉ mục và cập nhật vào kết quả tìm kiếm, hoặc đã đăng lên Facebook, Twitter, Reddit… thế nên người dùng nhấp vào họ sẽ thấy số 404 to đùng (Page Not Found)…

Mà 404 là thuốc độc của mọi Website – thứ hạng sẽ rớt nhanh như chớp!

Có thể dùng kỹ thuật Redirect để chuyển hướng các link hỏng này sang link mới tương ứng, nhưng như đã nói, cần làm thủ công, nên đó là công việc rất vất vả.

Nên thôi, nếu mọi thứ không quá nghiêm trọng, cứ để đó cho đỡ đau đầu!

4. Cách đổi Permalinks không gây lỗi 404

Đổi Permalinks – thì toàn bộ cấu trúc link của page, post, ảnh, files… đều đổi theo, và nếu Google đã Index cấu trúc cũ sẽ gây ra lỗi 404 khi người dùng nhấp vào kết quả tìm kiếm (với link cũ).

Để đổi Permalinks mà không tạo ra 404, ta phải redirect toàn bộ link theo cấu trúc cũ sang link tương ứng với cấu trúc mới.

Rất may là có một plugin hỗ trợ tự động redirect Permalinks, dù chưa phải hoàn hảo nhưng được đánh giá rất cao, đó là Permalink Manager – bản Lite (Free hoàn toàn, có thể cài trực tiếp trong WP Repository) và bản Pro:

Bản Pro sẽ hỗ trợ đầy đủ cho WooCommerce và Custom Field…

Đổi Permalinks không gây lỗi 404

Tuy nhiên, cũng phải nhắc lại Redirect tự động không phải giải pháp hoàn hảo, nếu site dùng Custom Post Type như Tour/ Hotel Booking, Real Estate, Car Rental…. thì việc redirect có thể không đạt được hiệu quả như ý.

Vậy nên sau khi dùng plugin để tự động redirect, chúng ta cần quét Broken Links (404) rồi redirect thủ công nếu vẫn còn nhiều liên kết hỏng.

5. Lưu ý khi chuyển hosting/ domain hay Import Post/ Page

Mỗi lần bạn di chuyển Website WordPress sang hosting khác, hoặc chuyển tên miền, … thì Permalinks trong Database sẽ không được cập nhật kịp thời, do đó, ngay sau khi hoàn thành công việc, bạn phải vào Settings -> Permalinks nhấp Save Changes để cập nhật Permalinks vào Database!

Save changes Permalinks
Tương tự là trường hợp bạn đổi đường dẫn từ http:// sang https:// (dùng SSL) thì cũng cần Save changes lại Permalinks để cập nhật lại cho đúng!
Ngoài cấu hình Permalinks, thì công việc quan trọng khác trước khi bắt đầu xây dựng nội dung là bạn phải Xây dựng cấu trúc nội dung Website (Site Architecture) tối ưu SEO, hãy tham khảo bài viết này nhé:
Chúc thành công!
Scroll to Top